Trống Đọi Tam cái tên gắn liền với bao thế hệ còn người tại làng nghề truyền thống , trải qua hàng trăm năm gắn bó giờ đây thương hiệu này đã vang danh khắp đất nước Việt Nam , kính mời quý khách hãy cùng đơn vị sản xuất Phạm Gia tìm hiểu một chút về sản phẩm của chúng tôi
Nội dung bài viết
Lịch Sử Ra Đời Làng Nghề Trống Đọi Tam
Thợ làm trống của làng có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc nhưng mỗi dịp tết đến xuân về đều tụ họp đầy đủ để đón ngày hội làng và cũng là ngày giỗ tổ nghề , truyền thuyết kể rằng năm 987 vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền để khuyến nông (giờ là vào ngày mùng 6 tết hàng năm diễn ra lễ hội tịch điền) , hai anh em cụ Nguyễn Đức Năng và cụ Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm ra một cái trống rất to để đón vua , tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai cụ được dân làng tôn lên làm Trạng Sấm
Nghề làm trống gỗ mít là nghề cha truyền con nối , đặc biệt không truyền cho con gái và con rể do sợ thất truyền , trước kia con trai làng Tam khoảng 12 – 13 tuổi đã bắt đầu làm quen với việc làm những chiếc trống nhỏ , theo độ tuổi lớn dần và tay nghề theo cấp bậc mới được bắt tay vào sản xuất những chiếc trống kích thước lớn hơn
Trống Trong Văn Hóa Phật Giáo
Ngày nay trống là loại nhạc cụ không thể thiếu trong văn hóa phật giáo , trống được sử dụng trong các nghi lễ của các nhà thờ họ , đình và chùa chiền khắp mọi nơi với mục đích thông báo các thời khắc sinh hoạt , thời gian thiền định , giữ trường canh cho tất cả mọi người tụng kinh niệm phật , để phát tâm thành kính với Tam Bảo mà tinh tấn con người trên con đường giải thoát và giác ngộ…..
Tương truyền thời Đức Phật còn tại thế , Ngài dùng trống để tập hợp chúng bồ tát , nghe thuyết pháp… Sau này phật giáo Trung Quốc còn tiến thêm bước nữa trong việc sử dụng trống trong sinh hoạt thiền môn . Đó chính là phối hợp nhịp điệu âm thanh của tiếng trống hòa cũng với những lời tán tụng , phổ thành nhạc điệu gọi là “kỹ nhạc cúng dường , trang nghiêm đạo tràng” dùng âm thanh làm phật sự , trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo
Xem thêm sản phẩm : Trống Đình Chùa ↵
Trống Sử Dụng Trong Đời Thường
Trống còn được sử dụng để báo giờ cho các đơn vị Trường Học hiện nay , tiếng trống trường là âm thanh gần gũi và thân quen nhất đối với lứa tuổi học sinh con em chúng ta . Bởi lẽ tiếng trống khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ đi cùng mỗi người suốt quãng thời gian cắp sách đến trường . Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu , và cũng kết thúc một năm học cho thấy đây là một nét văn hóa truyền thống đầy hoài niệm mà thường xuyên xuất hiện trong văn học , thơ ca , là biểu tượng quan trọng của ngành giáo dục
Xem thêm : Báo Giá Trống Trường Học ↵
Ngoài ra chúng ta thường thấy những hoạt động cổ vũ như trong bóng đá , lễ hội , khai trương , event… tiếng trống sẽ làm trương trình trở lên sôi động hơn , khích lệ tinh thần
Quy Trình Sản Xuất Trống Đọi Tam
Nguyên liệu chính từ xa xưa đến nay vẫn là gỗ mít bởi ở Việt Nam loại cây này được trồng rất nhiều giá thành rẻ và chất lượng gỗ rất tốt , tuổi thọ của cây phải trên vài chục năm có khi hàng trăm năm , tính chất gỗ ổn định nên ít bị tấn công bởi mối mọt , nứt tách và cong vênh
Để làm nên một quả trống người nghệ nhân sử dụng những thanh gỗ xẻ cong , dựa theo kích thước của quả trống mà chia ra số lượng “dăm” sao cho phù hợp , dăm được ghép lại với nhau một cách chặt chẽ qua bàn tay khéo léo của người thợ rồi dựng lên thành thân trống sau đó thân trống được đem phơi thật khô , quy trình phơi khô này rất quan trọng tuổi thọ của quả trống đều phụ thuộc vào vấn đề này , nếu thân trống không khô trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng co ngót làm giảm âm thanh của trống , nếu nặng thì dẫn tới tình trạng hỏng hóc
Tiếp theo là công đoạn bưng trống hay còn gọi là bịt , da trâu phải được chọn lọc rất kỹ càng từ những con trâu già khỏe mạnh sau đó sẽ tiến hành nạo bớt phần mỡ và da thừa sao cho độ dày còn lại vừa phải , da trâu sẽ được căng lên khung và phơi khô , khi đã khô các tấm da trâu sẽ được cắt thành hình tròn phù hợp với mặt trống
Trước khi bịt trống da sẽ được ngâm trong nước vài phút để làm mềm , người thợ dùng dây thừng để néo căng da trâu , công đoạn này mất rất nhiều thời gian vì phải thực hiện nhiều lần sao cho tiếng trống đạt chuẩn nhất , việc lấy âm trống đòi hỏi người thợ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề , cuối cùng da trâu được cố định vào thân trống bằng đinh tre già , đinh sắt
Như vậy đợn vị sản xuất Phạm Gia người con của làng nghề Đọi Tam vừa sơ lược qua một chút hiểu biết nhỏ bé của mình gửi tới đông đảo quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm của chúng tôi
Đơn vị chúng tôi có hơn 15 năm trong nghề làm trống , hãy liên hệ qua số HOTLINE để được tư vấn về kiểu dáng , giá cả hợp lý , chất lượng đảm bảo nhất . Xin Cảm Ơn !